Tìm hiểu Điện Tử Cơ Bản

Tòa nhà muốn xây cao cần có nền móng vững chắc. Điều đó cũng đúng trong việc học một lĩnh vực mới đặc biệt đối với những lĩnh vực kỹ thuật, đòi hỏi tính logic cao như điện tử. Đầu tiên bạn phải hiểu gốc rễ (những khái niệm cơ bản) sau đó mới đến thân – cành – lá. Quá trình này tuy mất thời gian nhưng bạn sẽ nhận được phần thường xứng đáng.

Để làm chủ lĩnh vực điện tử bạn cũng cần bắt đầu từ những khái niệm khô khan, rời rạc rồi mới bước vào ứng dụng thực tế. Trong bài viết này, Điện Tử Số 4.0 chia sẻ với bạn một số phần cơ bản trong điện tử. Hy vọng rằng qua bài viết này chúng mình sẽ kết nối được nhiều hơn với những bạn yêu điện tử.

Điện tử là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện hoạt động theo sự điều khiển của các dòng điện tử hoặc các hạt tích điện trong các thiết bị như đèn điện tử hay bán dẫn. Vì vậy, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về lịch sử phát triển của điện tử để có cái nhìn tổng quát về sự tiến hóa của lĩnh vực đặc biệt này.

Lịch sử Điện tử

Thiết bị điện tử đầu tiên được giới thiệu bởi một nhà khoa học người Mỹ là Sir Joseph Henry, vào năm 1835, khi ông 44 tuổi. Ông đã phát minh ra một công tắc điều khiển từ xa bằng điện.

Ảnh chân dung Joseph Henry
Ngài Joseph Henry (Sinh 17/12/1979 tại Albany, Newyork – Mất 13/05/1878 tại Washington, D.C.)

Dù vậy, công lao cho phát minh này đã được trao cho nhà phát minh người Anh Edward Davy trong lĩnh vực điện báo vào năm 1835.

Nhưng ngành điện tử chỉ thực sự phát triển sau khi đi-ốt chân không được J.A. Fleming phát minh vào năm 1897; và sau đó, một triode chân không đã được thực hiện bởi Lee De Forest để khuếch đại tín hiệu điện. Điều này dẫn đến sự ra đời của tetrode và pentode thống trị thế giới cho đến Thế chiến II.

Ảnh chân dung Lee De Forest
Ngài Lee De Forest (Sinh 26/08/1873 tại Council Bluffs, Iowa, Hoa Kỳ – Mất 30/06/1961 tại Hollywood, California)

Chất bán dẫn – bé hạt tiêu làm nên điều vĩ đại

Chất bán dẫn là vật liệu có độ dẫn điện giữa chất dẫn điện (thường là kim loại) và chất không dẫn điện hoặc chất cách điện (chẳng hạn như hầu hết gốm sứ). Các vật liệu bán dẫn được sử dụng nhiều nhất là silicon, gecmani và gali arsenua.

Chất bán dẫn: Loại khoáng sản khiêm tốn đã làm thay đổi thế giới

Để đào sâu hơn về thứ vật liệu kỳ lạ này. Chúng ta sẽ dành một bài viết riêng biệt để nói về nó. Ở đó, bạn sẽ được tìm hiểu về cấu trúc của vật liệu bán dẫn và những thành phần cốt lõi tạo nên chúng.

Tìm hiểu thêm về chất bán dẫn tại đây.

Diode – công tắc một chiều cho dòng điện

Bài viết giới thiệu các linh kiện bán dẫn có cấu tạo cơ bản trên chuyển tiếp P-N và các mạch ứng dụng thực tế của diode.

Phân biệt sự khác nhau giữa Diode & Transitor

Tìm hiểu thêm về diode tại đây.

Transitor lưỡng cực

Giới thiệu linh kiện bán dẫn có 3 cực tính, đó là transistor lưỡng cực và các mạch phân cực cho BJT. Đây là linh kiện bán dẫn chính của các mạch điện tử và các mạch điều khiển sau này.

Tìm hiểu thêm về Transitor lưỡng cực tại đây.

Phân cực cho Transitor lưỡng cực

Phân cực transistor là gì

Người ta phân cực cho một transitor như thế nào

Tìm hiểu về 7 loại mạch phân cực transitor

Transitor trường FET

Vì transitor trường FET đặc biệt quan trọng nên Điện Tử Số 4.0 tách riêng ra để cùng làm rõ với bạn.

Trong bài viết này bạn sẽ được tìm hiểu về transistor trường FET, đây là linh kiện được ứng dụng rộng rãi đặc biệt trong công nghệ chế tạo vi mạch hiện đại có kích thước nhỏ cỡ nanomet. Họ linh kiện FET, MOSFET là linh kiện đang thống lĩnh trong công nghệ kỹ thuật số trên thế giới hiện nay.

Phân cực cho Transistor trường FET

Phân cực transistor trường FET là gì? và nó được thực hiện như thế nào?

Nguyên tắc phân cực tĩnh cho FET.

Mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ sử dụng transitor trường Fet

Giới thiệu các mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, các dạng ghép tầng khuếch đại cơ bản của một hệ thống khuếch đại là thành phần cốt yếu trong tất cả các hệ thống mạch khuếch đại âm tần, các hệ thống tương tự và số, các hệ thống điều khiển tự động, công nghệ viễn thông và tự động hóa.

Mạch khuếch đại ghép liên tầng

Còn được gọi là mạch khuếch đại đa tầng.

Trong nhiều ứng dụng, mạch khuếch đại đơn không đáp ứng được nhu cầu.

Trong nhiều ứng dụng, một mạch khuếch đại đơn không thể cho tất cả mọi độ lợi theo yêu cầu của từng loại tải riêng biệt.

Ví dụ, một hệ thống loa là một tải “nặng” trong hệ thống khuếch đại âm thanh, nhiều tầng khuếch đại được đặt ra nhằm nâng mức tín hiệu gốc từ microphone hoặc đầu đọc băng từ lên đến mức hiệu quả để có thể cho ra công suất đủ lớn tại loa.

Ta đã biết đến các mạch tiền khuếch đại, mạch khuếch đại công suất và mạch khuyếch đại ngõ ra, các mạch khuyếch đại này đều là các mạch khuếch đại có cấu tạo nhiều tầng trong một hệ thống. Thật ra bản thân mỗi bộ phận này có thể bao gồm nhiều tầng khuếch đại bán dẫn riêng.

Các mạch khuếch đại tạo ra độ lợi áp, dòng hay công suất thông qua việc sử dụng từ hai tầng trở lên gọi là mạch khuếch đại đa tầng.

Mạch khuếch đại có hồi tiếp

Hồi tiếp là gì và tại sao lại phải khuếch đại hồi tiếp. Phân loại các loại mạch khuếch đại hồi tiếp ()

Mạch khuếch đại thuật toán

Bạn sẽ biết được một mạch khuếch đại thuật toán OP-AMP được hình thành như thế nào. Và ứng dụng của nó để tạo ra các loại mạch lọc tích cực, mạch khuếch đại tạo hàm, mạch điều khiển trong các hệ thống điện tử công nghiệp, vi mạch điện tử trong y học, viễn thông…

Mạch khuếch đại công suất

Giới thiệu cho bạn các chế độ khuếch đại công suất, các chế độ công suất lớp A, lớp B, lớp AB, lớp C và lớp D. Mỗi chế độ khuếch đại có những ưu điểm riêng và các ứng dụng thực tế của mạch khuếch đại công suất.

Mạch dao động

Tìm hiểu về cấu tạo khối dao động tạo sóng sin, sóng vuông và sóng tam giác được ứng dụng trong các mạch đo lường, điều khiển, công nghệ truyền thông.

Mạch khuếch đại cộng hưởng

Bạn sẽ được tìm hiểu về cấu trúc mạch khuếch đại cộng hưởng và phương pháp thiết kế các mạch lọc tích cực như: mạch lọc thông thấp, mạch lọc thông cao, mạch lọc thông giải và mạch lọc chắn dải.

Thyristor và linh kiện quang điện tử

Trong bài viết này bạn tiếp tục tìm hiểu về họ linh kiện 4 lớp và vai trò của nó trong các mạch điện tử công suất, các mạch điều khiển học trong kỹ thuật công nghệ hiện đại của ngành kinh tế quốc dân.

Nguồn và mạch ổn áp

Khối nguồn và ổn áp, là khối tích hợp của tất cả các mạch điện tử biến năng lượng AC thành DC để cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống mạch điện tử.

Các mạch điện tử ứng dụng dân dụng vi mạch trong công nghiệp

Cung cấp thông tin về các mạch điển tử thực tế, để bạn có thể tham khảo để phân tích, nhận dạng trong thực tế gắn kết với lý thuyết. Các mạch trong thực tế có cấu trúc thật có tính toán đến các yếu tố ổn định và các yếu tố môi trường độ ẩm, độ tin cậy của hệ thống mạch thiết kế thực tế.

Viết một bình luận