Lâu đài Thành Thắng – Kiệt tác kiến trúc Ninh Bình

| |

Cập nhật lần cuối: 09/03/2024

Có thể nói Lâu đài Thành Thắng là một trong những công trình kiến trúc tư nhân lớn nhất Việt Nam và là toà lâu đài nổi tiếng nhất tại Ninh Bình.

Có lẽ vì vậy mà chủ nhân của nó dù đã gắn tên là lâu đài Thành Thắng, nhưng cảm thấy từ “lâu đài” chưa xứng tầm nên ông đã đổi tiên thành Cung Điện Thành Thắng (Thanh Thang Place).

Ninh Bình được mệnh danh là vùng đất của những lâu đài triệu đô. Đó là cách những vị “đại gia” thể hiện đẳng cấp của họ.

Khuôn viên Lâu Đài Thành Thắng (nguồn: Đức Huy Media)

Tuy nhiên, trong bài viết này tôi xin phép được sử dụng cụm từ thông dụng là “Lâu đài Thành Thắng”

Là một người sống và làm việc tại Ninh Bình, tôi xin được giới thiệu với bạn về địa danh đặc biệt này. Tôi nghĩ rằng đây là một địa điểm rất thú vị mà bạn có thể ghé thăm khi tới Ninh Bình, dù nó không mở cửa thăm quan. Bạn chỉ có thể ngắm nhìn nó từ bên ngoài.

Hy vọng, trong tương lai đại gia Tiến “đá” sẽ mở cửa cho mọi người vào bên trong.

Tọa lạc bên cạnh quốc lộ 1A, lâu đài Thành Thắng sừng sững và có thể khiến bạn choáng ngợp. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 6 năm 2016 và hoàn thành vào ngày 10 tháng 12 năm 2019 (khoảng 3 năm 6 tháng).

Lịch sử

Lâu Đài Thành Thắng được xây dựng trên một mảnh đất thuộc thôn Thượng Hoà, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình gần sát dòng sông Đáy.

Khuôn viên mảnh đất có chu vi khoảng 583m với diện tích 15.000 mét vuông.

Nguồn gốc mảnh đất xây dựng lâu đài là mảnh đất trũng trước đây trồng lúa được ông Tiến mua từ lâu.

Ban đầu khu đất này là ruộng lúa bám sát quốc lộ 1A, dần dần khi người dân về ở đông thì khu đất này bắt đầu đông đúc hơn.

Trước khi xây dựng lâu đài ông Tiến đã bắt đầu mua gom các lô đất liền kề để mở rộng mặt tiền. Tuy nhiên, có một ngôi nhà con con nằm sát bên được ông Tiến định giá 4 tỷ để mua nốt cho vuông đất nhưng bị chủ nhà đòi 4,5 tỷ đồng, ông không mua nữa, nay vẫn nằm ở đó.

Chủ nhân lâu đài Thành Thắng là ai?

Ông Đỗ Văn Tiến (Ca vat đỏ) trong đám cưới người con trai thứ hai

Chủ nhân lâu đài Thành Thắng là ông Đỗ Văn Tiến nhưng để dễ nhận biết người Ninh Bình thường gọi ông là Tiến “đá”. Bởi vì trước đây ông chuyên phá núi đá vôi để sản xuất đá xây dựng.

Ông chủ Lâu Đài Thành Thắng tại văn phòng làm việc.

Ông Tiến, sinh ngày 10/09/1964. Xét về khía cạnh Tử Vi, tuổi Giáp Thìn, mệnh Hỏa – Phú Đăng Hỏa tức Lửa đèn to. Theo ngũ hành Hỏa sinh Thổ. Có lẽ đó là lý do tại sao sự nghiệp của ông gắn liền với đá và xi măng (hành Thổ).

Ông là chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thành Thắng Group (Tập đoàn Thành Thắng)

Ông chủ Lâu Đài Thành Thắng bị bắt? Đâu là sự thật

Thời gian gần đây có rất nhiều tin đồn xoay quanh việc ông Đỗ Văn Tiến bị bắt. Điều này cho thấy ông đang nhận được sự quan tâm nhất định của dư luận nói chung và người Ninh Bình nói riêng. Nhưng tin đồn đó liệu có đáng tin?

Thông qua một số bài báo gần đây, có thể thấy rằng tập đoàn Thành Thắng đã mắc phải một số sai phạm trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ông chủ lâu đài Thành Thắng sẽ vướng vòng lao lý.

Điều hành một tập đoàn đa ngành với quy mô lớn như Thành Thắng Group không hề dễ dàng. Một quyết định sai trong quá khứ cũng có thể tạo ra những sai lầm lớn trong tương lai. Và khi nhìn vào những gì mà Thành Thắng Group đã làm được cho xã hội thì có lẽ đó chỉ là hạt cát trên sa mạc.

Tại thời điểm viết bài, ông chủ lâu đài Thành Thắng vẫn khỏe mạnh và tham gia điều hành công việc kinh doanh bình thường, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ông đã bị bắt hoặc sẽ bị bắt. Vì vậy, tin đồn trên là hoàn toàn sai sự thật.

Nguồn gốc tên gọi Thành Thắng

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là ông Tiến chỉ thực sự nổi tiếng sau khi lâu đài Thành Thắng được xây xong. Nhờ độ hoành tráng của toà lâu đài này mà ông được truyền thông chú ý đến và trở nên nổi tiếng.

Là một trong nhiều đại gia làm xi măng ở Ninh Bình. Thành tích về kinh doanh của ông so với các đại gia khác khá khiêm tốn. Vì vậy, ông quyết chơi lớn một phen. Xây một công trình để đời.

Nguồn gốc tên lâu đài là đặt theo tên công ty Thành Thắng. Mà công ty được đặt theo tên hai cậu con trai của ông Tiến.

Kiến trúc

Lấy cảm hứng từ kiến trúc châu Âu

Quần thể Lâu đài Thành Thắng gồm 3 tòa lâu đài tọa lạc trong một khuôn viên rộng 2 hecta

Lâu đài Thành Thắng nằm sau hai tòa lâu đài đôi được ông Đỗ Văn Tiến xây cho hai người con trai từ năm 2012.

Ban đầu, hai tòa lâu đài đôi đã có quy mô khá lớn. Nhưng hiện tại nó trở nên quá nhỏ bé so với lâu đài Thành Thắng. Có lẽ vì vậy mà ông Tiến đã quyết định đổi tên trên cổng là Thành Thắng Place, tức cung điện Thành Thắng để thể hiện rõ đẳng cấp của nó.

Kiến trúc sư

Quần thể lâu đài Thành Thắng được thiết kế bởi công ty kiến trúc AC do KTS trưởng Phạm Văn Chương dẫn dắt. Đây là một công ty đã thiết kế rất nhiều lâu đài cho các đại gia ở miền bắc.

KST Văn Chương

Anh Trương AC – KTS trưởng thiết kế và tổng thầu thi công toàn bộ cung điện Thành Thắng. Công trình phải mất đến 3 năm rưỡi để hoàn thành.

Công trình được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ.

Vốn là là người yêu thích những công trình kiến trúc kỹ vĩ vốn nổi tiếng bậc nhất của châu Âu và thế giới, ông không ngại chi cho KTS đảm nhận căn biệt thự của ông bay đến những nơi gọi là cha đẻ của kiến trúc cổ điển để tham khảo và tìm ý tưởng. Bản vẽ thiết kế cũng mất phải 3 năm, sau khi chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần, ông Tiến mới chốt được phương án.

Đặc điểm

Lâu đài Thành Thắng là công trình ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỉ 17 và 18, kiến trúc của nó tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng của công trình, các hành lang nhiều cột, các công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại. Xen vào sự chính xác này là một số nét nghệ thuật Baroque.

Khuôn viên công trình rộng khoảng 10.000m2 với hệ thống cổng và rào chắn kiên cố bao quanh. Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000m2.

Diện tích xây dựng là 35.000m2, diện tích khuôn viên là 10.000m2. Diện tích mỗi mặt sàn là 2.000m2 (trong đó có 5 tầng lầu và 1 tầng hầm).

Căn biệt thự Ninh Bình 3.000 tỷ được thiết kế theo phong cách cổ điển châu âu, được mặc 1 lớp áo vàng nhạt cổ kính đầy vương giả.

Khối kiến trúc cổ điển đầy thanh lệ kết hợp với 3 loại mái gồm mái Mansard, mái vòm và mái chóp được thiết kế phân tầng làm nên nét độc đáo riêng cho công trình. Hệ mái ngói sử dụng đá màu xanh than với độ bền và độ bóng cao mang lại sự tương phản bắt mắt.

Khu vực này trước đây vốn là một cái ao, ông Tiến mua lại lấp đi và xây lên tòa lâu đài hoành tráng

Bên trong cung điện có 3 màu chủ đạo dễ nhận thấy gồm trắng – vàng – đỏ đặc trưng của hoàng gia.

Quy mô, diện tích xây dựng

Khuôn viên công trình rộng khoảng 10.000 m2 với hệ thống cổng và rào chắn kiên cố bao quanh. Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000 m2.

Đây là công trình nhà ở lớn nhất, cao nhất Đông Nam á với chiều cao của tổng thể bên ngoài bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn là 15.000 m2.

Tòa lâu đài này sở hữu chiều cao bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn là 15.000 m2.

như 1 sân vận động lớn vậy đó.

Đây là công trình nhà ở lớn nhất Việt nam được xây dựng theo phong cách Hoàng gia Châu Âu.Tổng diện tích xây dựng lớn hơn 14.000m2. Diện tích xây dựng với hơn 2500m2/sàn trong khuôn viên rộng 28.000m2. Hàng chục nghìn tấn thép.Hàng chục nghìn tấn bê tông.Hàng vạn m3 khối gỗ quý,đã được sử dụng. chiều cao nội thất đại sảnh vòm không gian trong nhà thông tầng tương đương chiều cao của nhà 11 tầng. đường kính rộng tới 18m không có cột nào ở giữa. chiều cao kiến trúc ngoài nhà tương đương chiều cao của tòa nhà 18 tầng. Với số tiền đầu tư lên đến hơn nghìn tỷ vnd.

Hàng trăm nhà thầu tham gia xây dựng

Một con người có quyết tâm sắt đá có niềm tin mãnh liệt vào thành công của dự án, người có ý chí, nghị lực phi thường không gì lay chuyển nổi. Khi trong cùng một lúc chỉ đạo nhiều dự án trọng điểm phải đầu tư tài chính rất nhiều nghìn tỷ vnd. Vẫn không ngừng quan tâm chỉ đạo quyết liệt đến cùng với kinh phí khổng lồ không có giới hạn. Chất lượng công trình và tốc độ,tiến độ cùng sự an toàn tuyệt đối luôn là số 1 bất kể ngày đêm.Không phải là ông có lẽ công trình cung điện Thành Thắng phải 10năm nữa mới có thể hoàn thành hoặc không biết bao giờ mới hoàn thành .Điều mà Văn Chương cảm động nhất là dù bất kỳ lúc nào, thời gian nào ông cũng luôn tin tưởng đặc biệt, thông cảm,chia sẻ mọi khó khăn, động viên cần thiết để mọi người có động lực phấn đấu và cống hiến

Sảnh

Sảnh lâu đài rất rộng, đủ sức chứa cho hàng trăm người. Hai bên có lối đi để ô tô có thể đỗ trước cửa.

Toàn bộ được lát bằng đá thạch anh cao cấp.

Mái vòm

Mái vòm Lâu đài được lấy cảm hứng từ mai vòm nhà thờ Thánh Peter

Chiều cao không gian nội thất vòm tum trong nhà thông tầng tương đương nhà 11 tầng.

Kiến trúc mái vòm chắc chắn khiến ai bước vào cũng phải trầm trồ ngạc nhiên

Mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà.

Mái vòm trang trí quốc uy nước Nga, hình một con đại bàng 2 đầu, thể hiện cho sự dũng mãnh, quyền lực. Đồng thời là rất nhiều những bức tranh Phục hưng sơn dầu và vẽ trực tiếp trên mái vòm.

Toàn bộ phần vòm được sử dụng hệ thống đèn đổi màu, theo như chủ nhân cung điện những chiếc đèn này mang không khí lễ hội và tạo sự thích thú cho mọi người khi đến chơi nhà.

Mái vòm, dát vàng với nhiều chi tiết phức tạp chính là điểm nổi bật nhất khi nhìn vào biệt thự 3.000 tỷ này.

Số lượng phòng

Cung điện có tất cả 19 phòng khách, 52 phòng ngủ dành cho khách và các thành viên trong hoàng gia, 78 phòng tắm, 188 phòng dành cho nhân viên của cung điện, 92 phòng làm việc.

phòng nghe nhạc chứa được 300 khán giả.

một phòng nghe nhạc rộng khoảng 700 m2 với đủ bộ sân khấu, chứa được hơn 300 khán giả.

một ga ra chính rộng 700m2 đủ sức chứa khoảng 30 xe, một ga ra phụ rộng 500m2 đủ sức chứa khoảng 20 xe,

Phòng làm việc của ông chủ Thành Thắng với điểm nhấn nội thất là các phòng không gian chính của chủ nhân sinh hoạt đều được làm nổi ở trên, cảm giác giống vua chúa ngày xưa.

phòng tiếp khách có diện tích rộng tương đương một căn chung cư, bàn ghế đa phần được sản xuất thủ công tại Việt Nam, đệm bọc da cao cấp, tay cầm được dát vàng.

Thậm chí tầng hầm còn có chỗ cắt tóc, thuê thợ về làm riêng cho gia chủ.

phòng ăn lớn chứa hơn 20 người.

toà cung điện này có đến gần 20 phòng ngủ, đều lộng lẫy và xa hoa không khác gì của vua chúa, trong khi chỉ có 4 người ở, còn lại là giúp việc và bảo vệ.

Phòng karaoke

Phòng xem phim

cùng rất nhiều không gian bí mật khác nữa.

Nhưng không thể bỏ qua một không gian rất ấn tượng đó là phòng thờ được coi là lớn nhất trong một công trình nhà ở của Việt Nam.

Vườn tại lâu đài Thành Thắng

Vườn Buckingham là khu vườn tư nhân lớn nhất tại Luân Đôn. Vào mùa xuân, cả cung điện tràn ngập hoa thủy tiên vàng, loài hoa đặc trưng của đồng quê nước Anh.

Bao quanh gia trang là những khoảnh vườn với trên 20 cây cổ thụ như thông, lộc vừng, tùng La Hán…, mỗi cây có giá không dưới một tỷ đồng. Nhiều cây trong đó được ông Tiến đích thân đi khắp các tỉnh thành như Đắk Lắk, Kon Tum mang về.

Hồ nước lớn nằm trong khuôn viên phía sau tòa lâu đài.

Không gian ngoài có rất nhiều tiện ích như hồ cá, cây xanh,…

Hệ thống sân vườn,hồ ao,sông suối tiểu cảnh, cây cảnh đặc biệt quý hiếm với nhiều cây thế độc đáo có cả gia phả tính bằng trăm năm tuổi .có cả một đồi tùng được chăm sóc xén tỉa bởi những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân siêu hạng.Nhiều cây tùng dáng trực dáng long có xuất sứ từ tận đất nước mặt trời mọc Nhật bản.Nhiều cây bóng mát cực lớn,cực khủng có tuổi cụ tuổi kỵ được xuất phát từ đại ngàn Tây nguyên được sắp xếp theo phong thủy Tứ trụ.

Đài phun nước

đài phun nước ở trước đại tiền sảnh được nghiên cứu lấy ý tưởng từ quảng trường Concorde Paris hoa lệ.

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng giúp lâu đài lung linh về đêm, sử dụng các loại đèn cao cấp từ châu Âu.

Chiaroscuro là một thuật ngữ Tiếng Ý để diễn tả kỹ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là hội hoạ. Bắt nguồn từ trào lưu nghệ thuật Phục Hưng, đây là một hiệu ứng gây ấn tượng mạnh với những mảng tương phản ánh sáng và bóng tối trong một tác phẩm thị giác.

Ban đêm, lâu đài rực sáng cả một khu vực xung quanh.

Hệ thống ánh sáng thiết bị từ Đức,từ Ý,từ Hà lan trang trí về đêm vô cùng lộng lẫy huyền ảo,lung linh và kiêu sa kiều diễm tuyệt vời.

Lâu đài Thành Thắng bao nhiêu tiền

Có nhiều ý kiến về giá trị thực sự của tòa lâu đài này.

Tuy nhiên, theo một số kiến trúc sư giàu kinh nghiệm việc xác định chính xác giá trị lâu đài Thành Thắng thực sự rất khó. Lý do mà họ đưa ra là một số hạng mục về đồ gỗ, phù điêu, nội thất rất khó xác định được.

Tuy nhiên, giá trị của lâu đài Thành Thắng nhiều khả năng xấp xỉ 3000 tỷ đồng. Một con số khổng lồ.

Riêng bộ cổng có giá khoảng 40 tỷ đồng.

Với thiết kế mang đậm phong cách Châu Âu cổ điển, cùng nhiều chi tiết nội thất đắt đỏ, tổng số tiền đầu tư ước tính lên đến hơn 1000 tỷ đồng.

Được biết riêng phần xây thô trị giá khoảng 300 – 400 tỷ đồng nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng. Khác với hầu hết lâu đài chỉ có sơn, bả, công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ba Nha.

5 tầng của lâu đài có hàng trăm cái cột, mỗi cột ốp đá trị giá 450 triệu đồng, chưa kể đến những ban công, tượng đá khác

Lượng vật liệu xây dựng đổ vào tòa lâu đài này ước khoảng 1.000 tấn sắt, 4.000 – 5.000 tấn xi măng, hàng chục nghìn tấn cát, gạch.

Thư viện hình ảnh về Lâu Đài Thành Thắng

Thư viện video về Lâu Đài Thành Thắng

Video chi tiết nhất về Lâu Đài Thành Thắng do Hoàng Đức thuộc kênh Nhà TO thực hiện vào đầu năm 2021
Video đám cưới người con trai thứ hai của ông chủ Lâu Đài Thành Thắng vào đầu năm 2021
Video phóng sự về tập đoàn Thành Thắng nhân dịp kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10/2022

Viết một bình luận